Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Hướng dẫn nuôi tôm mùa nóng tránh được bệnh hại

0

Cập nhật vào 15/05

Tôm là loài động vật biến nhiệt, do đó mọi biến đổi trong môi trường sống đều gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng, nhất là nhiệt độ. Vì vậy bạn không nên bỏ qua những hướng dẫn nuôi tôm mùa nóng sau đây.

Nhiệt độ nước tác động trực tiếp đến nhiều phương diện đời sống của tôm. Ngưỡng nhiệt độ tối ưu cho tôm sinh trưởng và phát triển tốt là từ 25 – 300C . Khi nhiệt độ môi trường ao nuôi tăng cao và trên 330C sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể tôm tăng cao. Theo đó, tôm sử dụng oxi nhiều hơn, lượng thức ăn nhiều hơn, quá trình tiêu hóa cũng nhanh hơn. Nhưng lượng men trong cơ thể tôm có hạn nên sự tiêu hóa thức ăn nhanh, nhiều nhưng lại hấp thu vào cơ thể kém và đào thải ra ngoài môi trường làm ô nhiểm nguồn nước, dịch bệnh phát triển và chi phí nuôi tăng cao.

Ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng tới tôm

Khi nhiệt độ trên 320C thì tôm sẽ ngừng ăn, trốn xuống tầng đáy, nằm yên và vùi mình trong lớp bùn đáy nên nguy cơ nhiễm khí độc, vi khuẩn gây bệnh và thiếu ôxy dưới tầng đáy là rất cao.Ở điều kiện nhiệt độ cao, quá trình hô hấp của tôm tăng lên cùng với sự gia tăng của các phản ứng sinh hóa trong nước làm tiêu hao nhiều ôxy nên dễ dẫn đến tôm bị thiếu dưỡng khí vào ban đêm.

Khi trời nắng nhiệt độ nước tăng cao thì hàm lượng ôxy hòa tan từ không khí vào nước giảm, quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ tăng lên vừa tiêu tốn ôxy hòa tan vừa sinh ra nhiều loại khí gây độc cho tôm như H2S, NO2, CO2, NH3… Nhiệt độ cao còn khiến chất thải từ tôm phân hủy nhanh; gây thiếu oxi cục bộ ở tầng đáy.Các vi khuẩn có hại tăng mạnh; tảo trong ao phát triển đặc biệt là tảo lam (Cyanophyto), tảo giáp (Dinophyta) tiết ra độc tố gây hại cho tôm. Tảo phát triển nhanh dẫn đến nhanh tàn gây biến động pH, tăng hàm lượng chất rắn lơ lững trong ao làm môi trường nước nhiễm độc gây ra tình trạng tôm chết hàng loạt.

Thời tiết nắng nóng ảnh hưởng rất nhiều tới tôm
Thời tiết nắng nóng ảnh hưởng rất nhiều tới tôm

Các bệnh thường gặp ở tôm mùa nóng và phương pháp điều trị

1. Bệnh hoại tử gan tụy cấp

Khi thời tiết nắng nóng kéo dài kèm theo những cơn mưa giông đột ngột làm các yếu tố môi trường trong ao nuôi thay đổi, quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ tăng sinh ra nhiều chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh EMS trên tôm nuôi làm chết tôm hàng loạt. Nguyên nhân, do nhiệt độ cao và biến đổi phù hợp cho vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus phát triển, vi khuẩn này tạo ra một loại độc tố cực mạnh, khi chúng xâm nhập vào cơ thể tôm (qua đường tiêu hóa), độc tố này sẽ thẩm thấu, phá hủy các mô tế bào, gây rối loạn chức năng tiêu hóa và gan tụy tôm, gây ra hiện tượng chết hàng loạt, nhất là sau khi lột xác.

2. Bệnh cong thân đục cơ

Khi nhiệt độ nước cao, tôm bị sốc nhiệt hoặc do pH dao động trong ngày lớn hơn 0,5. Do thức ăn thiếu một số loại khoáng chất và vitamin cần thiết. Mặt khác, khi trời nắng nóng, nếu bật, tắt quạt khí đột ngột hoặc kiểm tra tôm bằng nhá, vó nhiều cũng gây ra hiện tượng đục cơ trên tôm. Lúc này cơ thể tôm thay đổi nhiệt đột ngột sẽ rất dễ bị co lại, cong đuôi chạm giáp ngực, phần cơ chạy dọc cơ thể sẽ trở nên trắng đục. Khi được thả lại xuống nước, chúng không duỗi thẳng cơ thể được nên sẽ chết. Cong thân đục cơ do yếu tố môi trường nhiệt độ không làm tôm chết hàng loạt nhưng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, chất lượng thịt tôm…

3. Bệnh phân trắng

Khi nhiệt độ nước tăng cao, ao nuôi với mật độ cao ít thay nước sẽ làm nước ao giàu dinh dưỡng. Ao sẽ xuất hiện nhiều loại tảo như tảo lam, tảo đỏ có roi, tảo giáp sinh ra độc tố. Khi tôm ăn phải tảo độc, các chất độc sẽ phá vỡ tế bào thành ruột của tôm và gây ra hiện tượng tôm đi phân trắng.

Để hỗ trợ tôm phòng tránh và điều trị các bệnh hại, bạn nên tham khảo sử dụng các loại Thuốc tôm sông.

Những biện pháp để tránh những thiệt hại mùa nóng

Giữ mức mước thích hợp cho ao nuôi là từ 1.5m trở lên, kiểm tra và bơm thêm nước kịp thời tránh hiện tượng bốc hơi mạnh làm giảm nước trong ao. Nên cấp nước khi trời mát và qua ao lắng đã xử lý. Đồng thời bổ sung khoáng chất cho ao tránh hiện tượng tôm lột thiếu khoáng chất.

Những biện pháp để tránh những thiệt hại mùa nóng
Những biện pháp để tránh những thiệt hại mùa nóng

Chạy quạt và oxi đáy liên tục để hạn chế sự phân tầng nước, đồng thời có thể sử dụng lưới đen căng phía trên mặt ao che chắn ao nuôi nhằm hạn chế ánh nắng mặt trời chiếu xuống ao.

Giữ độ trong không quá 40cm. Nếu tảo phát triển mạnh cần cắt tảo ngay và tiến hành thay nước, diệt sạch nhằm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại trong ao.

 Luôn duy trì độ pH thích hợp từ 7,5 – 8,5, chênh lệnh ngày đêm không quá 0,5. Bà con nên định kỳ dùng các chế phẩm vi sinh vừa tăng lượng vi sinh vật có lợi trong ao vừa làm ổn định môi trường nước.

Tăng cường vitamin C vào buổi sáng và trộn men vi sinh vào buổi tối trong thức ăn nhằm tăng sức đề kháng và ổn định đường ruột cho tôm. (Bạn có thể đặt mua các sản phẩm này tại mục Chế phẩm sinh học cho tôm)

Kiểm tra và đánh giá kịp thời lượng thức ăn dư thừa trong ao để hiệu chỉnh, nên giảm lượng thức ăn vào buổi trưa nắng nóng. Tăng cường xiphong sau những cử ăn.

Tham khảo thêm các thông tin về nuôi tôm tại:

Thế giới Tôm

  • Website: thegioitom.com
  • Facebook:
  • Số điện thoại: 0971 890 120
5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.