Cập nhật vào 13/07
Thời gian bạn tiếp xúc với đồng nghiệp là nhiều nhất, không chỉ là quan hệ mang tính cạnh tranh mà còn là hợp tác trong công việc. Bởi vậy các kiến thức về kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp luôn được mọi người quan tâm. Dưới đây là 4 kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp nơi công sở để bạn tham khảo và áp dụng.
Các nội dung trong bài:
1.2. Tế nhị, chân thành trong giao tiếp
1.4. Ghi nhận sự giúp đỡ của đồng nghiệp
1.5. Tham gia hoạt động tập thể
2. Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong công việc
1. Thái độ sống
1.1. Thái độ:
– Trong công việc: Thể hiện ở cách bạn làm việc, thái độ, nỗ lựa mà bạn hoàn thành công việc được giao phụ trách, làm bằng 100% nhiệt huyết. Sự cố gắng của bạn sẽ luôn được mọi người đánh giá và ghi nhận. Hình ảnh một người chăm chỉ, cầu thị, làm việc có trách nhiệm sẽ là dấu ấn tốt đẹp trong mắt các đồng nghiệp.
Thái độ sống quyết định sự thành công của bạn.
– Trong mối quan hệ đồng nghiệp: Thái độ luôn là khởi đầu cho mọi mối quan hệ, cũng như mở ra các cơ hội. Hãy tưởng tượng bạn là một người mới đến cơ quan, thái độ cư xử đúng mực như sự khiêm nhường phù hợp, tôn trọng những người ở cơ quan và công việc họ đang làm, những câu chào và cử chỉ thân thiện sẽ mang lại thiện cảm. Đừng phân biệt đối xử, hãy hòa đồng, cởi mở với tất cả mọi người, kể cả họ không làm cùng phòng ban với bạn.
1.2. Tế nhị, chân thành trong giao tiếp
Sự chân thành, khéo léo trong giao tiếp sẽ giúp xóa nhòa khoảng cách giữa bạn và các đồng nghiệp. Khi mọi người đã mở lòng mình với bạn, hãy trân trọng và giữ gìn nó. Chân thành nhưng không suồng sã, vui vẻ, hòa đồng nhưng vẫn tế nhị, giúp bạn duy trì được mối quan hệ đồng nghiệp lâu bền.
1.3. Chào đón đồng nghiệp mới
Ấn tượng về ngày đầu tiên của bạn tại công ty như thế nào? Bạn không biết ai, bạn bối rối và bỡ ngỡ với mọi thứ trong môi trường làm việc xa lạ? Đừng để điều này xảy ra với đồng nghiệp mới. Bạn biết gì không, hãy mỉm cười và chủ động bắt chuyện, giới thiệu họ với những đồng nghiệp khác, giúp đỡ khi cần thiết để họ hòa nhập nhanh hơn với nhóm và công ty. Lòng tốt của bạn chắc chắn sẽ được ghi nhận với sự cảm kích thực sự.
Thân thiện với mọi người, đặc biệt nhân viên mới.
1.4. Ghi nhận sự giúp đỡ của đồng nghiệp
Nếu bạn làm việc theo đội nhóm sẽ luôn cần sự hỗ trợ của các đồng nghiệp, thành công là kết quả của cả tập thể. Hãy ghi nhận sự đóng góp của mọi người, cũng như cho lãnh đạo của bạn biết vai trò của họ trong thành công đó. Sự ghi nhận nỗ lực của người khác giúp mối quan hệ giữa bạn với đồng nghiệp sẽ tốt đẹp hơn.
1.5. Tham gia hoạt động tập thể
Các hoạt động tập thể lành mạnh và tích cực luôn giúp cho các thành viên trong cơ quan hiểu nhau hơn, còn đối với những người mới, đó là cơ hội tuyệt vời để giao tiếp và làm quen.
Tham gia các hoạt động tập thể để mọi người gần gũi nhau hơn
Điều này giúp mọi người hiểu hơn về tâm tư tình cảm, mục tiêu, lý tưởng, quan điểm sống,.. có cơ hội để gắn kết, thân thiết hơn.
2. Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong công việc
2.1. Hạ thấp cái “tôi”
Bạn cần thừa nhận rằng: bạn không phải là người giỏi nhất, ai cũng có điểm mạnh, bạn không thể một mình thực hiện tất cả mọi việc. Bởi vậy hạ cái “tôi” cá nhân to đùng của mình xuống, lắng nghe ý kiến của mọi người, bạn sẽ tìm được điểm chung với các bạn đồng nghiệp. Điều này chẳng phải rất tốt để bạn trở thành một phần của tập thể sao.
2.2. Tích cực lắng nghe
Việc bạn luôn lắng nghe – đồng cảm – thấu hiểu, đứng ở vị trí của người khác để cử xử, giải quyết vấn đề, sẽ giúp bạn trong cải thiện mối quan hệ của mình với nhân viên khác. Họ sẽ cảm thấy mình được tôn trọng và họ cũng sẽ làm điều tương tự với bạn.
2.3. Lịch sự và chuyên nghiệp
Thực tế, có một số người quá khéo trong giao tiếp, kiểu “mồm miệng đỡ chân tay”, họ không được đồng nghiệp tôn trọng về mặt chuyên môn. Ngược lại, một số người khác quan tâm đến hiệu quả công việc người mà quên mất cách ứng xử thân thiện mọi người xung quanh, họ thường bị mọi người xung quanh phê bình về cách xử sự.
Sự chủ động hợp tác luôn tạo mối quan hệ tốt với bạn đồng nghiệp.
Bạn nên cân bằng hai điều trên để tạo nên có giao tiếp “thông minh” nơi công sở.
Cần kiểm soát lời nói và hành động của mình phù hợp với môi trường, hoàn cảnh. Luôn lấy chữ tín làm đầu và có trách nhiệm với lời hứa của mình.
Đặc biệt, đừng “cao su” trong các cuộc hẹn, đồng nghiệp của bạn sẽ chán ngán với một người luôn thất hứa và thiếu tin tưởng.
Bạn có thể tham khảo thêm về những kỹ năng giao tiếp với cấp trên để có được mối quan hệ tốt với lãnh đạo của mình trong công việc, và cuộc sống.
3. Tôn trọng đồng nghiệp
Không áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác. Mỗi người có quan điểm sống khác nhau, quan điểm đó có thể không phù hợp với bạn, nhưng không có nghĩa là họ sai và nếu đã là đồng nghiệp, bạn nên chấp nhận điều đó. Đừng can thiệp sâu, hỏi thẳng thừng hay “buôn dưa lê” về chuyện riêng tư của đồng nghiệp. Điều đó làm mất đi sự tôn trọng của họ với bạn.
Không lấy nhược điểm hay dị tật của đồng nghiệp để giễu cợt, nhạo báng. Ai cũng có điểm yếu, nếu không hiểu kĩ hay giúp gì được cho họ thì đừng nên phán xét, đánh giá. Đừng lấy nỗi đau của người khác làm trò đùa của mình.
Nếu bạn là người có máu kinh doanh, nhưng không có quá nhiều thời gian để theo đuổi sở thích này. Hãy tham khảo chia sẻ kinh doanh online cho dân văn phòng để chọn cách kinh doanh phù hợp bản thân.
4. Học hỏi từ đồng nghiệp
Mỗi người có điểm tốt riêng để bạn học hỏi. Chúng ta học ở đồng nghiệp ở những bài học thành công, kể cả thất bại.
Học hỏi từ đồng nghiệp giúp giảm thiểu sự bất đồng.
Dĩ nhiên học hỏi cần có sự chọn lọc, cân nhắc, hãy nhìn cách mà họ giao tiếp, xử lý các tình huống trong công việc và cuộc sống mà bạn biến nó trở thành vốn sống của mình. Điều này giúp bạn học được nhiều về kỹ năng giao tiếp, hạn chế được những bất đồng trong quan hệ với đồng nghiệp.
Qua bài viết vừa rồi, hi vọng các bạn đã trang bị thêm cho mình một số kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp, giúp các bạn tự tin hơn trong môi trường làm việc công sở.
Thông tin bài viết được kinhdoanhgioi.net tổng hợp