Cập nhật vào 08/12
Hiện nay có rất nhiều người trong chúng ta vẫn còn đang mắc phải các lỗi cơ bản trong giao tiếp dẫn đới cuộc đối thoại không hiệu quả. Nếu bạn tìm ra được nguyên nhân giao tiếp kém thì nên sửa đổi vì nó ảnh hưởng rất nhiều trong công việc và trong các mối quan hệ hàng ngày của bạn.
1/ Trau dồi thêm vốn kiến thức
Quan trọng không kém đó chính là việc bạn cần phải trang bị những kiến thức cơ bản khi bắt đầu một cuộc giao tiếp. Bạn không muốn mình giao tiếp với một người không hiểu gì về vấn đề đó và ngược lại.
Ngày nay việc tiếp cận thông tin rất nhanh và đơn giản, không giống như trước đây phải đợi đến giờ nghe đài hoặc mua các tờ báo để đọc. Giống như việc bạn không cần phải đợi đến 4h15 chiều để xem kết quả xo so mien nam trên vô tuyến truyền hình hay nghe trên đài phát thanh, mà bạn có thể xem kết quả miền Nam ở rất nhiều phương tiện truyền thông khác nhau như website, youtube, facebook…
Tất cả những thông tin ở nhiều lĩnh vực khác nhau có rất nhiều và đầy đủ trên các trang mạng. Bạn có thể tự tìm hiểu hoặc đăng ký những khóa học để bổ sung và trao dồi kiến thức, kỹ năng cho mình ngày càng vững vàng hơn.
2/ Thói quen đổ lỗi
Khi Trưởng phòng hỏi 1 nhân viên: “Tại sao cô đi làm muộn?”, lý do thường là “em hỏng xe”, “bị tắc đường”. Hay khi không in được tài liệu thì đổ lỗi vì máy in hỏng, không hoàn thành kế hoạch vì cấp trên giao quá nhiều việc…
Thói quen này vô tình được cha mẹ rèn luyện ngay từ khi chúng ta còn nhỏ và hậu quả của nó là gì?
- Đánh mất cơ hội phát triển của chính mình: Nếu ta chỉ đi tìm lỗi của người khác thì ta sẽ không sửa lỗi được của chính mình. Và khi ta không sửa được lỗi thì ta sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề.
- Mọi người né tránh: Không ai muốn làm việc với một người luôn tìm mọi lý do để giải thích tại sao mình không làm được. Mọi người có thể chấp nhận bạn mắc lỗi một vài lần đầu, nhưng họ không thể chấp nhận một người chuyên đổ lỗi. Đó là nguyên nhân giao tiếp kém với đồng nghiệp về lâu dài.
- Gây hiềm khích, mất đoàn kết: Khi đổ lỗi chắc chắn là xảy ra tranh cãi. Vấn đề sẽ không dừng lại ở công việc mà chuyển sang giải quyết vấn đề cá nhân. Tất cả sẽ tập trung vào việc “bới lông tìm vết”. Người nọ chứng minh người kia sai, kém. Hiềm khích rồi thù hằn cá nhân cũng nảy sinh từ đó.
3/ Không biết lắng nghe
Rất nhiều người có thói quen chỉ nghe những điều mình thích, mình vui, mình quan tâm và không thích lắng nghe những điều mang tính chất chia sẻ cá nhân của người nói. Thế mới có hiện tượng cướp lời người khác, cắt ngang lời người khác, nói thao thao bất tuyệt mà không để ý đến tâm trạng, thái độ của người nghe.
4/ Truyền tin chưa hiệu quả
Bạn có biết, trong một thông điệp truyền đi cho người khác thì tỉ lệ lời nói chỉ chiếm 7%, giọng nói chiếm 55%, và cách nói sẽ chiếm 38%. Tuy nhiên, khi giao tiếp chúng ta quá chú trọng vào lời nói mà không quan tâm tới giọng nói và cách nói sẽ có thể là một trong những nguyên nhân giao tiếp kém mà ít ai để ý.
Tùy từng đối tượng, trình độ và tuổi tác khác nhau, văn hóa khác nhau thì cách ta thể hiện cũng phải khác nhau. Với người già thì không nói quá nhanh, với thanh niên thì không nên nói quá chậm… Kỹ năng truyền tin phải thường xuyên thực hành trong đời sống mới có thể tốt hơn.
Ví dụ: Người bán vé số muốn mời một người mua thì ngoài việc phải có số đẹp thì phải có một khiếu ăn nói, khiếu hài hước thì sẽ gây thiện cảm với khách hàng. Người bán đó cần phải giới thiệu ngày mai kết quả xổ số miền Nam thứ 5 sẽ xổ 3 đài: Tây Ninh, An Giang, Bình Thuận kèm theo đó là đưa ra những con số thường ra vào 3 đài này.
5/ Do định kiến
Vẫn còn đó nhiều định kiến như: nông dân thì ăn nói cộc cằn, thầy giáo thì ăn nói văn vẻ; nói với thầy giáo, thủ trưởng hay bề trên phải khúm núm, nhún nhường; người miền Trung kiêu ngạo, người miền Bắc ăn nói lòng vòng, người miền Nam vô tư, cởi mở; mẹ chồng thì khó tính, mẹ kế thì độc ác,…
Ngoài ra, nguyên nhân giao tiếp kém hiệu quả còn bởi những vấn đề như: Bất đồng ngôn ngữ, thời gian giao tiếp không phù hợp…
Thật uổng phí nếu bạn là người có năng lực, tận tâm với công việc và chân thành với mọi người nhưng lại không gây được thiện cảm trong các mối quan hệ chỉ vì ăn nói vụng về và trông có vẻ “thiếu tự tin” khi ở giữa đám đông.
Đây là 5 nguyên nhân giao tiếp kém hiệu quả mà rất nhiều người hay mắc phải. Nếu như bạn là người có năng lực thật sự mà bị những nguyên nhân trên kìm hãm lại thì thật không đáng, bởi vì việc nhận ra và chịu khó khắc phục thật sự không hề khó.
Bạn hãy tự tin lên, nhìn thẳng vào chính mình và nghe những lời góp ý chân thành của những người xung quanh để sửa những lỗi này, kết quả như thế nào là tùy thuộc ở chính bạn.