Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ trong kinh doanh

0

Cập nhật vào 20/07

Một người hoạt động trong kinh doanh cần thông thạo kỹ năng chuyên môn và nhiều kỹ năng mềm khác. Ngoài ra việc tạo lập quan hệ cũng là một kỹ năng cần thiết của người làm kinh doanh.

Những thông tin chính trong bài

  1. Kỹ năng giao tiếp ứng xử
    1.1. Thái độ vui vẻ, tự nhiên
    1.2. Ngôn ngữ rõ ràng, rành mạch
    1.3. Khoảng cách khi giao tiếp
    1.4. Không được phép nói dối
  2. Sự quan trọng của kỹ năng ứng xử
  3. Tại sao cần tạo lập quan hệ trong kinh doanh
  4. Cách giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ trong kinh doanh hiệu quả

Giao tiếp là những hoạt động cơ bản trong cuộc sống hàng ngày, cũng như trong công việc. Việc tạo dựng mối quan hệ với xung quanh sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc, cuộc sống.

1. Kỹ năng giao tiếp ứng xử

Kỹ năng giao tiếp ứng xử là một kỹ năng thiết yếu của mỗi chúng ta, thế nhưng không phải cứ thực hiện nhiều là bạn đã “thành thạo”. Trên thực tế, có nhiều nguyên tắc giao tiếp bạn không hề biết, và chính sự không biết này vô tình làm cho bạn mắc lỗi trong quá trình giao tiếp thường nhật.

Kỹ năng giao tiếp ứng xử

Những kỹ năng giao tiếp ứng xử cần phải có khi là người kinh doanh

Tham khảo thêm tại Kỹ năng giao tiếp là gì? Những kỹ năng cần có trong kinh doanh

1.1. Thái độ vui vẻ, tự nhiên

Tránh tỏ ra khó chịu, gượng ép hay giả làm bộ vui vẻ, quan tâm đến người khác – như thế sẽ gây ra ấn tượng xấu ở người đối diện.

1.2. Ngôn ngữ rõ ràng, rành mạch

Không đột nhiên im lặng, nói lấp lửng, làm ra vẻ bí mật để bắt người khác phải chờ đợi

Nguyên tắc giao tiếp là không ngắt lời một người đang hào hứng kể chuyện cho bạn. Khi bạn làm cho họ mất hứng trò chuyện, có thể lần sau họ sẽ ngại chia sẻ với bạn.

Nói chuyện gọn gàng, đủ ý, chỉ kể những chi tiết liên quan, không thao thao bất tuyệt bất chấp người nghe có muốn nghe hay không

Ngôn ngữ rõ ràng, rành mạch

Để làm được điều này, bạn cần phải có tài quan sát. Vừa kể một câu chuyện vừa xem thái độ người nghe. Nếu họ có biểu hiện không hứng thú như ngáp dài, lấy tay chống cằm, mắt trĩu xuống, nhìn ngó nghiêng chỗ khác… hãy chủ động chuyển đề tài hoặc kết thúc nhanh câu chuyện.

1.3. Khoảng cách khi giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp ứng xử cơ bản khi nói chuyện là nên giữ một khoảng cách vừa phải

Nếu không gian có nhiều đồ vật riêng tư của người đối diện, hãy nhìn thẳng, tránh ngó nghiêng lung tung vì họ sẽ nghĩ là bạn đang soi mói đời tư của họ. Với người lớn tuổi, nên đứng lại gần hơn một chút vì họ có thể bị lãng tai, không nghe rõ.

Nếu đang nói chuyện với nhóm đông người, tuyệt đối không có cử chỉ thì thầm vào tai người bên cạnh hay ghi giấy chuyển cho người khác, rồi làm ra vẻ bí mật. Đây là hành vi bị cho là thiếu lịch sự, kém tế nhị.

Không nên tâm sự chuyện riêng tư với tất cả mọi người.

1.4. Không được phép nói dối

Trong trường hợp bạn không được phép nói sự thật với đối phương, hãy tìm những ngôn từ có ý nghĩa tương đồng, gợi mở cho đối phương hiểu. Tuyệt đối không được phép nói dối.

Ví dụ, có người hỏi bạn chiếc áo mới mua của cô ấy có đẹp không. Nếu bạn thực sự thấy xấu, đừng giả vờ khen đẹp. Hãy cho cô ấy biết cảm nhận của bạn một cách khéo léo hoặc đưa ra một cách trả lời khéo léo: “hình như tôi không hợp với phong cách này, tôi thấy không thích lắm…”

2. Sự quan trọng của kỹ năng ứng xử

Trong cuộc sống và giao tiếp ứng xử hàng ngày, con người luôn phải ứng phó với rất nhiều tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc rất phức tạp, khó xử. Xã hội càng văn minh thì nhu cầu trong giao tiếp của con người càng cao. Giao tiếp ứng xử khôn khéo, tế nhị, và tạo lập quan hệ hiệu quả được xem như bí quyết thành công trong cuộc đời, trong công việc của mỗi người.

Kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong công việc giúp chúng ta thể hiện bản thân mình một cách tích cực. Từ đó bạn sẽ tạo ấn tượng tốt với người xung quanh.

Sự quan trọng của kỹ năng ứng xử

Bạn lưu ý là người ta thường đánh giá mình chỉ trong 5 giây đầu tiên gặp gỡ. Vì vậy khi đi phỏng vấn xin việc hoặc những cuộc gặp gỡ quan trọng, bạn phải chuẩn bị ra sao để người khác có ấn tượng tốt về mình, để công việc của mình được thuận lợi.

Và sau này khi bạn đi làm, thì kỹ năng giao tiếp hiệu quả sẽ giúp bạn làm việc nhóm tốt, tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và cấp trên, từ đó đạt được nhiều thành quả và được thăng tiến trong công việc.

3. Tại sao cần tạo lập quan hệ trong kinh doanh

Nếu không biết giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ, thì bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công việc và cuộc sống. Cuộc sống hiện đại ngày nay là cuộc sống liên quan đến cộng đồng. Người này phụ thuộc vào người kia, người kia phụ thuộc vào người nọ, không nhiều thì ít. Ví dụ như bạn phụ thuộc vào đồng nghiệp và sếp của mình để công việc suôn sẻ. Ngược lại, họ cũng phụ thuộc vào bạn. Bạn phụ thuộc vào anh bảo vệ cho sự an toàn của bạn, anh bảo vệ phụ thuộc vào bạn vì đó là công việc mang đến miếng cơm manh áo cho anh ta.

Tại sao cần tạo lập quan hệ trong kinh doanh

Không ai có thể tự sống một mình được. Vì vậy, nếu bạn không biết cách giao tiếp ứng xử hiệu quả, bạn sẽ không kết nối được với cộng đồng xung quanh mình. Bạn sẽ không nhận được sự hỗ trợ, trợ giúp từ những người khác, từ đó, cuộc sống của bạn sẽ trở nên cô đơn lạc lõng, công việc của bạn sẽ gặp nhiều trở ngại.

Có 1 vị tỷ phú từng nói rằng: “tôi đánh giá sự thành công của một người dựa vào các mối quan hệ mà người đó có được.”. Nếu bạn không giao tiếp ứng xử hoặc tạo lập tốt các mối quan hệ, bạn sẽ đối mặt với nhiều thất bại trong cuộc sống.

4. Cách giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ trong kinh doanh hiệu quả

  • Để giao tiếp ứng xử hiệu quả thì chúng ta phải tuân theo các nguyên tắc sau:
  • Trước hết, chúng ta phải chào hỏi người đối diện, giữ thái độ hòa nhã, vui vẻ. Có như vậy thì chúng ta mới phá bỏ được sự ngượng ngùng, e ngại của 2 bên trong thời gian đầu.
  • Và chúng ta cũng phải biết dùng 2 từ này thường xuyên. Đó là 2 từ: “cám ơn” và “xin lỗi”. Nhiều trường hợp đã chứng minh rằng, 2 từ đó đã giúp giải quyết ổn thỏa những bất đồng hoặc tranh cãi. 2 từ đó tuy ngắn gọn nhưng có đầy quyền lực.
  • Khi giao tiếp, nói chuyện với người khác, thì ánh mắt rất quan trọng. Chúng ta phải hướng ánh mắt mình về người đối diện. Nếu là 1 nhóm người thì hướng ánh mắt bao quát hết mọi người.
  • Khi đứng nói chuyện với người khác, thì chúng ta cũng giữ khoảng cách sao cho hợp lý, không gần quá, mà cũng không xa quá. Thường thì khoảng cách 2 bước chân là tốt nhất.
  • Ngoài ra để nâng cao hiệu quả trong công việc cũng như tạo lập các mối quan hệ trong cuộc sống hàng ngày sao cho hiệu quả, hiện nay có rất nhiều người đã và đang tìm đến các khóa học kỹ năng giao tiếp ứng xử trực tuyến. Thông qua đó, các bạn sẽ hiểu và ứng dụng nhanh vào thực tế.
  • Khi giao tiếp nói chuyện với người khác, thì chúng ta nên hạn chế khoanh tay trước ngực. Việc khoanh tay trước ngực là 1 bản năng của con người khi muốn bảo vệ mình trước một người nào đó. Vì không có vật gì để ngăn bạn với người khác, nên bạn dùng tay mình để ngăn.
  • Hậu quả thứ nhất là có thể bạn sẽ làm người đối diện nghĩ rằng bạn còn giữ kẽ, bạn chưa thật sự mở lòng mình và tin tưởng họ. Và có khi bạn vô tình thể hiện rằng bạn là cấp trên, bề trên. Hậu quả thứ 2 là khi bạn khoanh tay, thì bạn chỉ tiếp thu được 20% thông tin của người đối diện nói với mình. Đó thực sự là kết quả của 1 nghiên cứu.
  • Và việc khoanh chân khi ngồi cũng có tác dụng tiêu cực giống như khoanh tay. Vì vậy, ngoại trừ những tình huống bất khả kháng, thì bạn hạn chế khoanh tay, khoanh chân.
  • Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác đôi lúc diễn ra trên bàn ăn, hoặc trong một bữa ăn uống. Nếu bạn không để ý thì khi nhai và ăn uống, bạn tạo ra tiếng động thiếu tế nhị, không được lịch sự. Những lúc như vậy, bạn lưu ý miệng của mình, đừng để hở môi khi nhai, thì bạn sẽ không tạo ra tiếng động.

Nội dung được kinhdoanhgioi.net tổng hợp và chia sẻ

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.